Giới thiệu dịch vụ sửa chữa máy in tại đường Phạm Hùng
Máy in của Bạn bị hỏng hóc hay trục trặc? Bạn đang cần in gấp giấy tờ, tài liệu phục vụ công việc? Bạn ngại mang máy đi vì cồng kềnh? Hãy sử dụng dịch vụ sửa chữa máy in tại nhà của Công ty Chúng Tôi. Với đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong nghề, chỉ sau 20 - 30 phút kỹ thuật viên của Mực in Thiên Long sẽ có mặt để phục vụ quý khách.
Quy trình của dịch vụ sửa chữa máy in tại đường Phạm Hùng
- Khách hàng gọi tới số Hotline của Công ty Chúng Tôi
- Nhân viên chăm sóc khách hàng tiếp nhận thông tin và chuyển cho kỹ thuật viên tại khu vực Ba Đình để làm việc.
- Sau 20 - 30 phút kỹ thuật viên của Công ty Chúng Tôi sẽ có mặt.
Sửa chữa máy in tại đường Phạm Hùng
Công ty chúng Tôi sẽ báo giá trước khi sửa chữa máy in tại đường Phạm Hùng.
Bảo hành sản phẩm 6 tháng.
Thông tin liên hệ sửa chữa máy in tại đường Phạm Hùng
TRUNG TÂM MỰC IN VÀ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG THIÊN LONG
Trụ sở: Số nhà 61, nghách 207/91, Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội.
VP: 36/175 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.6687 4146- Hotline: 0972 178 884
Cơ sở 1: Quận Thanh Xuân
Cơ sở 2: Quận Đống Đa
Cơ sở 3: Huyện Hoài Đức
Giới thiệu đường Phạm Hùng
Phạm Hùng là một nhà lãnh đạo cách mạng
Phạm Hùng (11 tháng 6, 1912 - 10 tháng 3, 1988) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của nước Việt Nam thống nhất, từ năm 1987 đến năm 1988. Ông từng bị chính quyền thực dân Pháp tuyên 2 án tử hình và là một trong những lãnh đạo chủ chốt của những người Cộng sản tại miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ.
Xuất thân và hoạt động chống Pháp
Tượng Phạm Hùng trong Khu di tích Chiến thắng Chương Thiện ở TP. Vị Thanh, Hậu Giang
Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phước huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).
Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Song, do sự phản đối của dư luận trong nước cũng như ở Pháp, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ. Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.
Sau khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được phân công nhiệm vụ xây dựng lực lượng công an Nam Bộ.
Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam họp năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève, năm 1954 ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ và năm sau làm Trưởng phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban quốc tế tại Sài Gòn, và mang hàm Đại tá.
Lãnh đạo cách mạng miền Nam
Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960.
Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng và là một trong 4 Phó thủ tướng lúc bấy giờ. Từ năm 1958 đến 1966: ông giữ chức Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Trưởng ban Tài mậu của Trung ương Đảng.
Sau đó, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975) và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch.
Một trong những lãnh đạo chính phủ
Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ông được giữ chức vụ Phó Thủ tướng, từ năm 1981 đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thay cho Trần Quốc Hoàn từ 1980 đến 1987.
Từ tháng 6 năm 1987, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi mất.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II đến khóa VII (1960-1988).
Ông mất đột ngột ngày 10 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi đang đương chức. Theo Thông cáo đặc biệt của Đảng, Nhà nước: "Đồng chí Phạm Hùng mất trong lúc đang chỉ đạo công tác tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Gặp lúc có nhiều công việc lớn phức tạp, làm việc căng thẳng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về đời sống của nhân dân cả nước, đồng chí đã bị một cơn đau tim nặng đột ngột, các giáo sư, bác sĩ đã hết lòng cứu chữa, nhưng cơn bệnh quá trầm trọng, đồng chí đã vĩnh biệt chúng ta [1]; Trong cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức, người kế nhiệm, ông Đỗ Mười đã kể lại: "Anh ấy đang bình thường khỏe mạnh, ăn cơm xong nằm nghỉ trưa nghe vọng cổ rồi bị sặc cơm mà mất."
Gia đình
Vợ ông là bà Huỳnh Thị Nỉ, người miền Nam tham gia công tác phụ nữ.
Ông bà có 4 người con. Con trai đầu là Phạm Hoàng Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm PTPL Hàng hóa Xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Việt Nam. Con trai thứ hai là Phạm Hoàng Hà nguyên Đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Quận 3 TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Bình dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực Miền nam.Các con gái là Phạm Mai Hồng, Đại tá chuyên viên Cục Chính sách Bộ Công an và Phạm Mai Hương công tác ngành du lịch.
Khu tưởng niệm Phạm Hùng ở Vĩnh Long
Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4 km, gần cầu Ông Me lớn và chỉ cách bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long khoảng 800 m. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứTrung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.
Khu tưởng niệm Phạm Hùng do Kiến trúc sư Nguyễn Phương Nam thiết kế. Ông thiết kế công trình này khi còn công tác tại Viện Thiết kếBộ Quốc phòng-Chi nhánh phía Nam